• Lifestyle
    • Art / Design
    • Music
    • Movie-TV
    • Book
    • Trends
  • Fashion & Beauty
  • Explore
    • Eat
    • Travel
  • Advice
  • Events
  • abc
  • abc
  • abc
  • abc

#StoryTelling 5: Vai trò của kỹ nghệ kể chuyện

Ở ghi chú trước, tôi đã úp mở về sự khác biệt giữa cách kể chuyện phương Đông và phương Tây hiện đại. Trong ghi chú này, bạn có thể biết sự khác biệt ấy ngay từ tiêu đề ghi chú.

Đó chính là kỹ nghệ kể chuyện.

Tại sao có những câu chuyện kể làm theo cùng một công thức nhưng chất lượng và sự đón nhận của khán giả lại hoàn toàn trái ngược? Tại sao châu Á vốn thờ ơ với văn minh điện ảnh lại có thể trỗi dậy ở giai đoạn về sau với những câu chuyện của mình?

Câu trả lời nằm ở chính cách mà các tác gia bày biện câu chuyện của mình lên bữa tiệc chuyện kể. Với sự tân tiến của khoa học công nghệ, nhiều tay viết trở nên dễ dãi với câu chữ của mình đến độ cứ gõ ngay vào bàn phím một ý tưởng không trau chuốt, bởi niềm tin “bất diệt” rằng người xem sẽ đón nhận chuyện kể của mình một cách hào hứng. Kết quả đưa về không phải lúc nào cũng thất bại, nhưng tiếc thay nó chẳng nói lên được điều gì. Chuyện kể lúc đấy chỉ như một tô “mì ăn liền”, trong lúc đói lòng ăn vào cảm giác rất là ngon. Nhưng nó không để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả, không khiến họ gắn bó lâu dài và coi trọng tài năng của người “đầu bếp”. Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, chuyển từ “ăn no mặc ấm” sang “ăn ngon mặc đẹp” – thì đồng thời những gì xuất phát từ tay nghề, kỹ nghệ thực sự lại ngày càng được coi trọng hơn.

Nếu muốn biết kỹ nghệ quan trọng như thế nào trong xã hội hiện đại, hãy xem Jiro: Dreams of sushi để biết thêm chi tiết

Kỹ nghệ quan trọng là thế, nhưng ít ai kiên tâm theo đuổi nó. Hầu hết chúng ta đều có trong đầu những ảo mộng nhất thời. Như thấy một người nấu ăn ngon tuyệt đỉnh cũng khao khát trở thành đầu bếp. Hoặc bất giác ngân nga theo một giai điệu ngẫu hứng nào đó thì nghĩ mình cũng có thể trở thành nhạc sỹ dễ dàng thôi. Nhưng muốn làm đầu bếp thì gặp bao nhiêu trở ngại: không có dụng cụ nấu bếp đầy đủ, không có nguyên liệu chế biến đắt tiền… Muốn làm nhạc sỹ thì ôi thôi nhìn vào nhạc lý đã thấy mù tịt. Thế là người ta chọn cách “đơn giản” nhất: có giấy, có bút, có bàn phím, có màn hình – và thế là trở thành người kể chuyện!

Vậy nên nếu kỹ nghệ ở các ngành khác có thể bị đánh giá thấp 1, thì kỹ nghệ kể chuyện lại càng không được coi trọng gấp 10. Chẳng thế mà Hollywood đã từng trả cho các biên kịch đồng lương bèo bọt, đến nỗi họ phải đứng lên biểu tình vào những năm 2007 – 2008 (để rồi vài năm sau đó chúng ta phải chịu đựng những câu chuyện kể nhạt nhẽo trên màn hình). Cũng may là cuối cùng các nhà làm phim Hollywood cũng chịu hiểu ra, và đến lúc này thì châu Á với kho tàng chuyện kể cùng kỹ nghệ kể chuyện chưa bị “công nghiệp hoá” bỗng trở nên hấp dẫn lạ thường.

Trong lúc các câu chuyện kể ở phương Tây ngày càng thiếu hấp dẫn và phải phụ thuộc vào dòng chữ “dựa trên một câu chuyện có thật” để thu hút khán giả, các nhà kể chuyện phương Đông hầu như không cần đến điều đó. Cái quan niệm phải trải nghiệm thật rộng, phải lấy chất liệu trần trụi lên chuyện kể để tạo sự đồng cảm của khán giả bỗng dưng được đề cao quá đáng ở văn hoá phương Tây – trong khi phần lớn tác gia từ xưa đến nay đều trải nghiệm ít mà sâu. Tất nhiên ít ai cổ suý cho việc để các người kể chuyện lên tháp ngà, lánh xa xã hội mà viết lách. Thế nhưng trải nghiệm nên về đúng chỗ của nó: chỉ là nhân tố bổ sung thêm chất liệu sống để nhân sinh quan của người viết được mở rộng hơn. Còn cái gốc vẫn là kỹ nghệ của tác gia. Đó là lý do những câu chuyện thần tiên và cao trào cực đỉnh của châu Á ngày càng được lòng thế giới.

Một loạt những phim Hollywood remake từ phim Hàn như Il Mare, My Sassy Girl, Old Boy… với motif và nhân vật trái ngược với suy nghĩ thông thường

Muốn biết thế nào là kỹ nghệ, hãy thử tự mình kể một câu chuyện rất ngắn. Một câu chuyện tạo thành không chút kỹ nghệ nào thì sẽ hoặc là nhạt nhẽo không có điểm nhấn, hoặc là cao trào cứ na ná một tác gia nào khác. Lúc ở trong đầu bạn, câu chuyện có vẻ rất hay ho. Khi thể hiện nó ra rồi, lại chẳng đặc sắc như bản thân đã tưởng tượng, thế là lại phải dùng ngôn từ theo kiểu “câu khách” để nhận được phản ứng hào hứng từ khán giả trong chốc lát, rồi tự nhủ với mình: à, thì ra chuyện kể này của mình cũng tốt đấy chứ!

Kỹ nghệ kể chuyện của châu Á nổi bật lên vì họ chưa bị phụ thuộc vào những chiêu trò, tiểu xảo “câu khách” như thế. Hay nói cách khác, thế giới phương Tây đang quá bận rộn cho việc tranh đua trên các bảng xếp hạng doanh thu mà không có thời gian và kiên nhẫn để nuôi dưỡng kỹ nghệ kể chuyện riêng của họ. Những nhà kể chuyện phương Đông nào quá nôn nóng chạy theo những gì điện ảnh thị trường phương Tây đang thể hiện thì đã bỏ lỡ mất cả cái gốc kỹ nghệ của mình lẫn của xứ bạn. Nhưng nếu biết cách tận dụng kỹ nghệ kể chuyện của mình và đào sâu thêm nghiên cứu “khẩu vị” của khán giả hiện đại, hẳn nhiên thành công mang lại sẽ là quả ngọt xứng đáng.

Lý An đã đạt được những thành công rất đáng mơ ước ngay tại chính mảnh đất Hollywood vốn không phải “sân nhà”

Câu chuyện về kỹ nghệ kể chuyện còn đang ở phía trước. Hẹn gặp lại bạn ở các ghi chú tiếp theo.


Xem lại các phần trước:

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Phần 4

POPULAR POSTS
Advice/Fashion & Beauty 3 bước đơn giản để sở hữu làn da khỏe mạnh cùng Kiehl’s
Advice #StoryTelling 2: Kể câu chuyện của mình
Advice 10 ngành nghề "kiếm bộn tiền" trong tương lai
Advice 8 mẹo chụp ảnh du lịch tuyệt đẹp bằng iPhone 7!
Advice Nguyễn Khánh – được yêu, ghét, được hạnh phúc, khổ đau
Advice Tinder – điều gần nhất với hai chữ “định mệnh”
Advice/Fashion & Beauty 11 chiêu để đẹp trai hơn
Advice 8 thứ bạn ĐỪNG dại dột google!
  • #Story Telling
  • facebook twitter google+ tumblr pinterest Mail
  • Advice Không hiểu về cơ thể mình cũng là body-shaming, và còn nhiều hành vi khác cần ngăn chặn
    Advice Valentine không có nửa kia thì hãy làm những điều ý nghĩa cho chính mình
    Advice “Công thức” nào giúp tình yêu của bạn luôn lãng mạn mà không cần đến ngày Valentine?
  • About
  • Contact
  • Terms
  • Privacy policy
Phiên bản thử nghiệm 
© 2017 BARCODE MAGAZINE
CÔNG TY CỔ PHẦN INDOCHINE MEDIA VENTURES VIỆT NAM
GCNĐT số: 411032000105
Địa chỉ liên hệ: Biệt thự số A2.02 Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại liên hệ: (08) 35149547

 

#StoryTelling 4: Vấn đề của chuyện kểAdvice
Từ Siêu anh hùng đến Siêu anh tài và Siêu anh… khùngAdvice, Art-Design, Lifestyle